Tại sao có 14 mẹo wordpress ?
Nếu bạn đang tham gia vào “gia đình wordpress” và đang phát triển. Hãy xem 14 mẹo wordpress cho người mới bắt đầu để như một chuyên gia. Mình soạn ra các tips này giúp cho bạn bắt đầu với một trang web dễ dàng hơn.
Thời điểm hện tại nền tảng wordpress đã chiếm hơn 30% thị phần trên internet. Điều đó không có gì để ngạc nhiên cả, nó rất mạnh mẽ và hỗ trợ bạn tạo ra trang web cho riêng mình. Tất cả các loại trang web như: cá nhân, blog, doanh nghiệp, thương mại điện tử đều được chào đón.
Mình đã đúc kết những kinh nghiệp để cho ra 14 mẹo wordpress sau đây. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó trong quá trình xây dụng website.
1 Lựa chọn máy chủ (Hosting)
Đây cũng là một mẹo góp phần không nhỏ cho bạn phát triển. Việc tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ phù hợp cho wordpress của bạn là hoàn toàn cần thiết để thành công. Không có lưu trữ trang web của bạn sẽ không thể hoạt động trên internet.
Đó không phải là điều quan trọng nhất. Nhà cung cấp dịch vụ của bạn phải đủ tài nguyên để xử lý lưu lượng truy cập trang web của bạn. Tránh thời gian chết càng nhiều càng tốt, đồng thời cung cấp cho bạn tốc độ tải trang nhanh.
Đầu tiên các bạn lên kế hoạch lưu trữ cho trang web của mình, có một số loại khác nhau và mức tính khác nhau. Có các gói lưu trữ dành riêng cho wordpress, sẽ giúp việc thiết lập và chạy trang web dễ dàng hơn.
Mình có đôi lời khuyên bạn nên xem qua iNet. Vì đây là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tốt nhất cho wordpress và vominhtuan.com cũng đang sử dụng. (Tin vui là iNet tặng tên miền .com và .net khi mua hosting, nhớ nhập mã giảm giá “VOMINHTUAN” vào để được giảm giá từ bài viết 14 mẹo wordpress của mình nhé.)
2 Lựa chọn giao diện phù hợp (Theme wordpress)
Khi các bạn lựa chọ một gia diện nào đó, trước hết hãy xem qua giao diện demo nó như thế nào. Bằng cách các bạn xem demo trực tiếp của nhà xuất bản. Hoặc dùng thử để trãi nghiệm thực thế trên giao diện đó.
Giao diện là cơ sở cho thiết kế trang web của bạn. Chính vì vậy điều quan trọng bạn phải chọn giao diện mà bạn thích. Phải phù hợp dự án của bạn mà thực sự hữu dụng khi sử dụng nó.
Đúng rà bạn có thể chỉnh sửa với wordpress, nhưng đòi hỏi ở bạn phải có kĩ năng viết code hoặc bạn là một nhà phát triển. Nên việc lựa chọn một giao diện sát với dụ án của bạn đề ra sẽ phù hợp nhất.
Bạn có thể tìm và xem các mẫu demo trên trang Themeforest. Có đến hơn 50.000 chủ đề và mẫu trang web mà họ đang cung cấp đa dạng đủ thể loại. Nếu bạn thích giao diện và thực sự muốn dùng nó. thì bạn có thể chỉnh sửa cơ bản thành một giao diện thực sự riêng cho bạn.
3 Cài đặt Plugin SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
SEO là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ một trang web nào. Nếu không có SEO, trang web của bạn sẽ không thể xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm. Và không thể nào tăng lượt xem trên trang của bạn được.
Cài đặt một plugin seo giúp bạn SEO dễ dàng hơn và trang web của bạn gặt hái thêm nhiều thành công nữa. Các Plugin này có thể phân tích nội dung và tưg khóa của bạn. Quản lý nội dung kỹ thuật như sitemap và robots.txt cho bạn.
Mình đề xuất với các bạn một plugin đó chính là Yoast SEO có hơn 5 triệu lượt kích hoạt và 27.000 đánh giá (đạt được 5 sao trên kho plugin wordpress. Hiện tại mình cũng có bài viết share cho các bạn Yoast SEO Pro miễn phí.
4 Cài đặt Google Analytics (Theo dõi lưu lượng truy cập)
Google Analytics là một công cụ nổi tiếng để theo dõi hiệu suất, ghi lại dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết về cách mọi người đang tương tác với trang web của bạn. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ vô giá để đo lường thành công của trang web của bạn.
Cách tốt nhất và dễ dàng nhất để cài đặt Google Analytics là bạn cài plugin MonsterInsights. Cả Google Anakytics và MonsterInsights đều có phiên bản miễn phí. Bạn sẽ cần mã theo dõi được cung cấp cho bạn khi tạo tài khoản Google Analytics và MonsterInsights sẽ hướng dẫn bạn trong quá trình cài đặt
Cài đặt Analytics cho phép bạn xem dữ liệu của mình từ bảng điều khiển WordPress. Nghĩa là bạn có thể theo dõi lượng truy cập trang web của bạn và hơn thế nữa. Với Google Analytics tất cả thông tin đó sẽ nằm trong tầm tay bạn.
5 Hình ảnh của bạn
Trong 14 mẹo wordpress, việc nén hình ảnh không thể thiếu. Nén hình ảnh giúp giảm kích thước tệp, trang web của bạn sẽ chạy nhanh hơn và tiết kiệm dung lượng lưu trữ quý giá của bạn.
Hiện tại có rất nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn nến hình ảnh miễn phí. Chẳng hạn như là Kraken.io, ImageResize và Optimizilla. Chỉ việc truy cập vào các trang này tải ảnh lên và nến chúng. Sau đó tải ảnh đã nến cuối cùng của bạn về và không cài thêm bất kỳ phần mềm nào trên máy tính của bạn.
6 Giới hạn sử dụng Plugin
Như các bạn đã biết, plugin giúp bổ sung thêm chức năng cho trang web của bạn. Trừ khi giao diện của bạn không kèm theo các tính năng tích hợp. Bạn sẽ cần như biểu mẫu liên hệ, bản tin hoặc trò chuyện trực tiếp trên web của bạn.
Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều plugin làm chậm và gây nguy hiểm tính bảo mật của trang web. Chỉ nên cài các plugin bạn thực sự cần thiết nhất. Điều này sẽ mang lợi ích cho người truy cập vào web của bạn. Dừng để bị cám dỗ bởi việc chọn càng nhiều plugin hay càng tốt (mình từng bị cám dỗ). Bởi khi cài quá nhiều trang của bạn sẽ trở nên nặng nề và truy cập cực kỳ chậm chạp.
7 Thiết lập Gravatar của bạn
Gravatar là từ viết tắt của Globally Recognized Avatar. Đó là một dịch vụ tích hợp với WordPress để cung cấp về cơ bản hình ảnh người dùng được đính kèm với tài khoản của bạn.
Có một bức ảnh độc đáo, được cá nhân hóa như thế này giúp mọi người nhận ra và cung cấp cho bạn danh tính rõ ràng trên các trang web khác nhau. Khi bạn đăng, hình ảnh Gravatar của bạn sẽ xuất hiện cùng với tiểu sử tác giả của bạn, khi bạn để lại nhận xét, hình Gravatar của bạn sẽ nằm bên cạnh nó.
Gravatar đã được tích hợp với wordpress bạn chỉ cần vào phần hồ sơ của mình và kéo xuống. Nhấp vào liên kết Gravatar, khi trên trang Gravatar bạn có thể tải bất kỳ ảnh nào lên và liên kết email đăng ký tài khoản wordpress của bạn.
8 Update liên tục
Tại sao phải cập nhật liên tục ?. Vì wordpress cập nhật liên tục hoặc theo định kỳ giúp giữ được an toàn trên nền tảng của nó. Các lỗ hỏng bảo mật được phát hiện và xử lý chúng.
Bạn không phải lo lăng các bản cập nhật hao tốn tài nguyên của bạn. WordPress thường chỉnh sửa và sửa các lỗi nhỏ. Bạn nên kiểm tra các bạn cập nhật thường xuyên, không để bỏ lỡ bản cập nhật nào cả.
Luôn đảm bảo sao lưu trang web của bạn trước khi cập nhật và một lần nữa sau khi bạn hoàn tất. Nếu không kiểm tra, đôi khi có thể xảy ra không tương thích với theme hoặc plugin hiện tại của bạn chưa được hỗ trợ wordpress mới.
9 Quản lý bình luận
Bình luận trên trang web của bạn là một cách tuyệt vời để mọi người tương tác với nhau đồng thời tạo ra một cộng đồng trên web của bạn. Bạn có thể quản lý bình luận trông qua quản trị viên wordpress của mình.
Bạn có thể bật hoặc tắt cho các trang trên web của bạn hoặc muốn kiểm duyệt tất cả bình luận được viết. Google sẽ thu thập các nhận xét ấy, nên hãy khắc khe và tránh các spam.
Để quản lý bình luận của bạn, chỉ cần đi tới Cài đặt, tìm phần Thảo luận và chọn các tùy chọn bạn muốn.
10 Sắp xếp bố cục không lộn xộn
Bạn có thể sắp xếp các bố cục widget hoặc các banner quảng cáo một cách hợp lý nhất có thể. Nếu bạn làm lộn xộn các widget hoặc chưa được phân bố hợp lý hoặc banner che các nội dung. Điều này không tốt cho bạn và người tuy cập hoặc có thể tệ hơn.
Hãy quản lý thật tốt điều này, mang đến trãi nghiệm thật thú vị cho khách truy cập vẫn muốn lần sau sẽ quay lại trang của bạn. Điều đó thật thú vị và hạnh phúc cho chúng ta.
11 Chỉnh sửa Permalinks WordPress của bạn
WordPress tự động tạo liên kết cố định khi bạn tạo một bài đăng mới, nhưng các cài đặt mặc định rất khó hiểu và không thân thiện với SEO.
Bạn có thể thay đổi liên kết cố định mới của mình từ một số tùy chọn. Nhưng mình khuyên các banh nên cài đặt là tên bài đăng vì nó khác thân thiện với SEO.
12 An toàn lên hàng đầu
Bảo mật web site là một trong những ưu tiên chính khi bạn chạy trang web wordpress. Hãy để mẹo thứ 12 này sẽ giúp may mắn cho bạn bằng những gợi ý sau:
Nhận chứng chỉ SSL (Lớp cổng bảo mật)
Việc sử dụng các chứng chửng bảo mật SSL giúp việc trao đổi dữ liệu trên web site của bạn an toàn hơn. Bảo mật những thông tin cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản, mật khẩu,..
Hosting của bạn đã cung cấp miễn phí dịch vụ này, bạn có thể xem các bật SSL tại đây, hoặc bài viết hướng dẫn bật full SSL cho tất cả trang web.
Sao lưu trang web của bạn thường xuyên
Nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với trang web của bạn. Các bản sao lưu sẽ thực sự hữu ích cho dù trang web bị tấn công hoặc xóa đi một nữa của bạn. Bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm khi còn các bản sao lưu của mình.
Các nhà cung cấp hosting hỗ trợ bạn tự động sao lưu hằng ngày hoặc có thể hàng tuần. Nhưng không thể phụ thuộc 100% vào tính năng này. Bạn có thể tự tải xuất các bản cập nhật khi thay đổi hoặc thêm nội dung.
Cài đặt một Plugin bảo mật
An toàn luôn tốt hơn – bạn có thể nhờ vào các plugin bảo mật tránh xa các cuộc tấn công, và trình web các phần mềm độc hại cho trang web của bạn.
Chỉ cần chọn một plugin bảo mật đáng tin cậy và cài đặt nó trên trang web của bạn. iThemes Security rất phổ biến và được đanh giá cao cho việc bảo mật toàn diện cho wordpress của bạn. Và mình có share iThemes Security Pro miễn phí bạn có thể xem qua tại đây.
13 Sử dụng thẻ tiêu đề và văn bản thay thế
Hình ảnh có thể tạo nên màu sắc cho một website. Chúng thu hút người đọc tham gia, làm nổi bật lên các đặc điểm chính trên web của bạn.
Khi bạn thêm hình ảnh vào trang web của mình, hãy đảm bảo thêm tiêu đề và một số văn bản thay thế. Những điều này nghe có vẻ lạ khi bắt đầu, nhưng thực sự không quá phức tạp để hiểu rõ.
Văn bản thay thế cho khách truy cập biết hình ảnh đang hiển thị nếu vì bất kỳ lý do gì mà họ không thể nhìn thấy hình ảnh. Có thể là nếu họ đang sử dụng trình đọc màn hình hoặc hình ảnh đơn giản là chưa tải.
Tiêu đề văn bản phải rõ ràng và đủ thông tin cho người đọc kể cả google. Hãy nhớ rằng google không thể thấy hình ảnh của bạn. Vì vậy Google sẽ dựa vào tiêu đề và văn bản thay thế của bạn để hiểu nội dung hình ảnh của bạn. Hãy lưu ý điều này từ 14 mẹo wordpress của mình nhé.
14 Đặt hình ảnh nổi bật
Bạn nên đặt hình ảnh nổi bật hay còn gọi ảnh bìa cho bài viết của bạn. Nó xuất hiện dưới dạng hình ảnh thu nhỏ bên cạnh bài đăng của bạn. Hoặc liên hết trên các trang mạng xã hội khi chia sẻ chúng.
Lời kết
Bài viết này đã cung cấp cho bạn 14 mẹo wordpress cho người mới bắt đầu . Chúng tôi đã đề cập đến mọi thứ, từ những điều cơ bản về SEO đến hình ảnh và nội dung lộn xộn, và bây giờ bạn sẽ cảm thấy giống một chuyên gia WordPress tự tin hơn một chút.
Ngay cả những người chuyên nghiệp đôi khi cũng cần được nhắc nhở, vì vậy đây là bản tóm tắt nhanh về 14 mẹo wordpress hàng đầu đó.